Blog Archive

Hình ảnh chủ đề của Storman. Được tạo bởi Blogger.

Categories

Text Widget

Translate

Facebook

Popular Posts

Pages

Subscribe Via Email

Subscribe to our newsletter to get the latest updates to your inbox. ;-)

Your email address is safe with us!

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2016

Tư vấn mở cửa hàng kinh doanh sữa, bỉm


Với nhu cầu sử dụng sữa nhiều như hiện nay việc đầu tư mở một cửa hàng chuyên doanh sữa, bỉm, cửa hàng mẹ và bé là một hướng kinh doanh rất thích hợp và giàu tiềm năng. Nếu như bạn có sẵn mặt bằng, nhà bạn nằm ở một khu dân cư sầm uất, các khu đô thị với nhiều tòa nhà chung cư xung quanh ... thế thì không còn gì thuận lợi hơn.Công việc quan trọng của bạn sẽ làm thể nào để sắp xếp cửa hàng của mình thật tối ưu tạo thuận lợi cho công việc kinh doanh.


Bài viết dưới đây mình sẽ chia sẻ nguyên tắc trưng bày sữa cho đại lý sữa mới mở, và dành riêng cho các đại lý chuyên sữa – bỉm – đồ sơ sinh. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích được cho những ai sẽ hoặc đang mở cửa hàng, đại lý sữa.

>>> Xem thêm : Kinh nghiệm cần biết khi kinh doanh sữa, bỉm, đồ sơ sinh


Thiết kế vị trí sắp xếp hàng hóa bên trong cửa hàng sữa.


Vị trí 1 và 2 là phía trên cùng của kệ 2 bên tường, vị trí này trưng bày bỉm


Vị trí 3, 4 và 6 trưng bày sữa – bột ăn dặm.

Vị trí 5 trưng bày đồ sơ sinh, bình bú hoặc các quà tặng của sữa

Vị trí 7 là bàn thu ngân siêu thị và quầy thanh toán



Nguyên tắc thứ nhất: Sữa bên dưới, bỉm bên trên, sữa bên trong bình sữa và đồ sơ sinh khác bên ngoài, quầy thanh toán ngoài cùng.

Bỉm nhẹ và chiếm khá nhiều diện tích, nhưng lại dễ lấy hơn nếu để trên cao, bạn chỉ cần thiết kế thêm 1 chiếc gây để lấy bỉm. Hơn nữa, ngừơi tiêu dùng ít có sự lựa chọn khi mua bỉm, vì thị trường hiện không có nhiều thương hiệu bỉm giống như sữa, nên khách thường đọc tên bỉm ngay khi vào cửa hàng, ban chỉ cần lấy bỉm. Còn với sữa, rất nhiều mẹ đến cửa hàng phải cần đến sư tư vấn của bạn để chọn sữa phù hợp với trẻ hoặc phù hợp với túi tiền của khách.


Bạn nên thiết kế một tủ hoặc kệ đựng đồ sơ sinh ở giữa, gần cửa chính và thấp hơn kệ sữa 2 bên và bên trong. Tức là kê 5 phải thấp hơn 3, 4 và 8.

Vì sản phẩm đồ sơ sinh khá nhiều chủng loại như khăn ướt, bình sữa, núm ti, khăn xô… nên sẽ sắp xếp tại vi trí kê số 5 để khách có không gian để lựa chọn nhiều sản phẩm hơn.

Quầy thanh toán – nơi đặt máy tính đã cài phần mềm bán hàng và các thiết bị bán lẻ luôn luôn ở ngoài cùng, bạn sẽ có tầm nhìn và kiểm soát được toàn bộ cửa hàng. Tất nhiên 1 cửa hàng sữa vẫn nên có ít nhất 2 người, 1 người tại quầy và 1 người tư vấn bán hàng.

Nguyên tắc thứ hai: Thương hiệu lớn bên trong, thương hiệu mới (chiết khấu cao) bên ngoài.

Nguyên tắc thị trường là sữa nào bán chạy thì chiết khấu thấp và ngược lại. Một phần nguyên nhân là do sữa bán chạy là của các thương hiệu lớn, họ tập trung sâu vào truyền thông, quảng cáo nên chi phí cao, dẫn đến chiết khấu về cho cửa hàng khá thấp. Còn các thương hiệu mới, thương hiệu không đầu tư cho truyền thông lại chiết cao về cho cửa hàng, đầu tư cho hoạt động xúc tiến tại điểm bán, để các chủ shop cũng như nhân viên tư vấn điều hướng nhu cầu khách hàng.


Vì những sản phẩm của thương hiệu lớn đã được nhiều người biết đến, nên để khách hàng biết đến nhiều hơn về sản phẩm của thương hiệu mới, sản phẩm mới, thì nên trưng bày sản phẩm mới ra bên ngoài.

Nguyên tắc thứ ba: Đối với cửa hàng mặt tiền dưới 4m, luôn chọn quầy, kệ màu sáng

Với mặt tiền dưới 4m, cửa hàng khá bé, vậy nên bạn không được lựa chọn quầy kệ màu đậm, vì sẽ tạo cảm giác hẹp cho không gian của cửa hàng, mặc dù màu đậm sẽ hút mắt hơn màu sáng.

Để tạo điểm nhấn cho cửa hàng, bạn không nhất thiết phải dựa vào quầy kệ, mà có thể dùng các sản phẩm sữa có màu đậm, bắt mắt như Friso, Enfa.


Theo uatkimhuong229 – lamchame.com

Kệ trưng bày sữa được sử dụng phổ biến trong các siêu thị, cửa hàng đòi hỏi phải chịu được tải trọng lớn vì sữa là mặt hàng tương đối nặng. Bên cạnh đó phải linh hoạt có thể nâng lên hay hạ xuống. Kệ bày sữa phổ biến nhất hiện nay là :





0 on: "Tư vấn mở cửa hàng kinh doanh sữa, bỉm"