Blog Archive

Hình ảnh chủ đề của Storman. Được tạo bởi Blogger.

Categories

Text Widget

Translate

Facebook

Popular Posts

Pages

Subscribe Via Email

Subscribe to our newsletter to get the latest updates to your inbox. ;-)

Your email address is safe with us!

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

Kinh nghiệm mở cửa hàng đồ sơ sinh


Dù cho vào bất cứ thời điểm nào như kinh tế phát triển hay thời buổi khủng hoảng kinh tế thì các mặt hàng dành cho trẻ sơ sinh vẫn luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bà mẹ bỉm sữa. Nếu bạn có ý định mở một cửa hàng hay shop kình doanh mặt hàng này hãy tham khảo những kinh nghiệm dưới đấy nó giúp bạn không ít cho kế hoạch kinh doanh của bạn đấy.

>>> Xem thêm : Kinh nghiệm cần biết khi kinh doanh sữa, bỉm, đồ sơ sinh


1. Khảo sát và lựa chọn địa điểm, mặt bằng kinh doanh

Mở cửa hàng hay shop kinh doanh bất kì một mặt hàng nào, lĩnh vực nào địa điểm vẫn luôn được đánh giá là bước quan trọng nhất tạo nên sự thành công cho công việc kinh doanh. Từ bày trí cửa hàng như thế nào , thành phần dân cư với mức sống của vùng ra sao để nhập hàng trung bình hay cao cấp về bán, đến làm sao để khác biệt và có lợi thế sơ với đối thủ cạnh trong khu vực và các vùng phụ cận.

– Chọn địa điểm: bạn nên chọn địa điểm cửa hàng ở khu dân cư đông đúc và xa siêu thị, vì tâm lí các bà mẹ thích đi mua sắm ở gần nhà. Hơn nữa, xa siêu thị bạn sẽ dễ cạnh tranh hơn: vì giá rẻ hơn siêu thị, địa điểm gần.

– Mặt bằng cửa hàng: Tùy điều kiện của các bạn, có thể từ 30 m2 trở lên.

2. Phân loại và lựa chọn chủng loại hàng hóa

Với đặc trưng là hàng sơ sinh, mặt hàng đôi khi rất nhỏ gọn,lắt nhắt như bông chấm phấn rôm chẳng hạn, nhưng đôi khi lại cồng kềnh như nôi cũi, xe đẩy. Một tâm lý của bất cứ ông bố bà mẹ nào khi đi sắm đồ sơ sinh cho bé đó là muốn mua được đầy đủ các mặt hàng tại một cửa hàng. Vì vậy, cửa hàng của bạn phải đáp ứng được tiêu chí “thứ gì cũng có”, tức là đầy đủ và đa dạng về mặt hàng, bên cạnh đó còn phải có vài ba thương hiệu cho các bố mẹ tha hồ lựa chọn.

Mặt hàng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất phong phú. Với cửa hàng mới mở, số vốn và kinh nghiệm còn hạn chế, trước mắt bạn nên nhập các mặt hàng thiết yếu nhất cần cho mẹ và bé. VD: chiếu hơi, chăn quấn em bé, miếng gặm lúc mọc răng, bình ủ sữa, bỉm, đầu vú cao su, dầu tắm gội…

Khi đã có được danh mục hàng hóa muốn nhập rồi, việc tiếp theo bạn nên làm đó là tìm kiếm và chọn lọc được nhà cung cấp, bán buôn tiềm năng. Khâu này quyết định lợi thế cạnh tranh và lợi nhuận của bạn đây. Vì thế, bạn cần có sự tiềm hiểu và so sánh kỹ lưỡng.


Sử dụng kệ bày hàng siêu thị để trưng bày đồ sơ sinh là giải pháp tối ưu nhất.

3. Lên dự toán và chủ động nguồn vốn

Trước khi bắt tay vào kinh doanh, bạn nên dự trù và đưa ra được chi phí cho những danh mục thuộc tài sản cố định, căn cứ vào diện tích và cách bày trí cửa hàng để đưa ra được số vốn cần cho việc nhập hàng…Từ đó, bạn có thể xác định được số vốn ban đầu cần có, cả vốn cố định và vốn lưu động.Bên cạnh đó, bạn nên quan tâm đến các thông số cơ bản khác như:vòng quay của vốn trong lĩnh vực này, lợi nhuận kỳ vọng, ….

4. Những lưu ý khi bắt đầu đi vào kinh doanh:

– Tạo màu sắc riêng cho cửa hiệu của bạn:
Tạo “xì tai” riêng cho tiệm: kết hợp màu sắc, hình thù, thông tin tên cửa tiêm, SĐT… tạo nên một biển hiệu, banner thật sinh động, nổi bật và riêng biệt ở khu phố, tuyến đường đó, đồng thời vẫn mang đặc trưng của cửa hàng đồ sơ sinh, dễ nhận biết với mọi người.
Bài trí cửa hiệu: Tạo sự thoải mái cho khách hàng khi họ bước vào cửa hiệu: không gian rộng, các kệ hàng và mẫu mã dễ nhìn thấy, màu sắc trong cửa hàng trang nhã, âm nhạc nhẹ nhàng.
– Tư vấn và chăm sóc khách hàng: trong thời cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì nếu làm tốt khâu này sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh cho cửa tiệm của bạn. Khách hàng thường có sự so sánh chất lượng, giá cả ở tiệm của bạn với những nơi khác. Hãy cung cấp thông tin về sản phẩm, ví dụ: bình sữa này làm từ nhựa hay thủy tinh, thể tích bao nhiêu,có ty thay thế không… Nếu là tiệm lớn, hãy mở các đoạn băng về sản phẩm cho khách hàng tham khảo.
– Nghệ thuật đón khách: Hãy luôn tươi cười và cảm ơn ngay cả khi khách chỉ “window shopping” (ngắm chứ không mua). Tuyệt đối không vồ vập, nài ép họ mua sản phẩm.
– Bảo vệ quyền lợi khác hàng: Đừng làm khó hay nhăn nhó khi khách có phản hồi về sản phẩm. Nếu hàng hóa có lỗi, phải tận tình sửa hoặc đổi cái mới cho họ. Như thế, khách sẽ quay lại với cửa tiệm của bạn.
– Sử dụng phần mềm bán hàng chuyên nghiệp: Khi số lượng hàng hóa trở lên nhiều hơn, số lượng giao dịch với khách hàng cũng tăng theo thời gian,… bạn sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức với những “tồn kho, công nợ, doanh thu, lãi lỗ…”. Và lúc đó bạn sẽ cần tới 1 giải pháp bán hàng để áp dụng vào việc kinh doanh của mình. Tuy nhiên, trên thị trường có rất nhiều phần mềm bán hàng chuyên nghiệp như vậy, bạn sẽ phải lựa chọn phần mềm của những nhà cung cấp có uy tín trên thị trường. Bạn có thể tham khảo các bạn hàng cùng ngành để xem họ đang dùng sản phẩm của nhà cung cấp nào, chất lượng ra sao, dịch vụ sau bán hàng như thế nào… để ra quyết định trong việc lựa chọn.

Nguồn Sưu tầm

0 on: "Kinh nghiệm mở cửa hàng đồ sơ sinh "