Blog Archive

Hình ảnh chủ đề của Storman. Được tạo bởi Blogger.

Categories

Text Widget

Translate

Facebook

Popular Posts

Pages

Subscribe Via Email

Subscribe to our newsletter to get the latest updates to your inbox. ;-)

Your email address is safe with us!

Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2016

Kinh nghiệm kinh doanh thực phẩm sạch


Mở cửa hàng hay siêu thị kinh doanh thực phẩm sạch là một hướng kinh doanh rất thích hợp hiện nay. Bởi liên tiếp là các thông tin phanh phui trên thông tin đại chúng về rau bẩn, thực phẩm không an toàn ... thật sự khiến dư luận và nhất là các bà nội trợ rất hoang mang và lo ngại cho sức khỏe gia đình mình. Bạn có một mặt bằng tốt để buôn bán? bạn muốn mở một cửa hàng thực phẩm sạch để kinh doanh hãy tham khảo những kinh nghiệm dưới đây để có những bước đi đúng đắn trên con đường khởi nghiệp của mình nhé.


Bước 1: Tìm hiểu và nghiên cứu thị trường


Bước đầu tiên bạn cần phải làm là khảo sát thị trường khu vực mình định thuê cửa hàng xem thị trường ở đó có tiềm năng không? Bạn cần khảo sát những vấn đề sau:

- Thói quen mua thực phẩm của người dân

- Thu nhập, mức sống

- Ở khu vực đó có cửa hàng thực phẩm sạch nào chưa? Họ làm có tốt không? Cách thức hoạt động ra sao? Nếu chưa tốt hãy tìm ra nguyên nhân.

- Bạn có thể làm phiếu khảo sát về nhu cầu thực phẩm của người dân khu vực đó. Họ thường mua những thực phẩm gì, rau gì, mức chi tiêu cho thực phẩm hàng ngày là bao nhiêu. Việc này giúp bạn nhập được những nguồn hàng chất lượng và phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, phiếu khảo sát cũng giúp bạn điều chỉnh mức giá cho hợp lý với mức chi tiêu của người dân. 


Bước 2: Tìm nguồn hàng ổn định, chất lượng

Một yếu tố quan trọng giúp việc kinh doanh thực phẩm sạch của bạn thành công là phải tìm được nguồn hàng ổn định, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Chị Nguyễn Minh Anh, một khách hàng thân thiết của cửa hàng thực phẩm sạch Rau Bác Tôm, trên phố Hoàng Văn Thái cho biết: “Khái niệm hàng sạch bây giờ bị làm dụng nhiều, không biết thế nào là sạch, nếu chỉ có cái giấy chứng nhận thì không tin được. Sở dĩ mình thường xuyên mua hàng tại Rau Bác Tôm là do tin tưởng người chủ cửa hàng, thực phẩm ở đây rất phong phú, tươi ngon, có đủ đặc sản ba miền. Mình rất yên tâm”. 

Anh Trần Mạnh Chiến, chủ thương hiệu thực phẩm sạch Rau Bác Tôm chia sẻ: “Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tôi thường xuyên đi công tác, liên kết với các đơn vị cung cấp thực phẩm sạch để có được nguồn hàng tốt, làm hài lòng khách. Ví dụ như Nho Ba Mọi, Táo Ninh Thuận, hải sản lấy từ Hoàng Sa, rau củ quả trồng ở Sóc Sơn, Hòa Bình, cà chua, cà rốt nhập từ Đà Lạt, tỏi Lý Sơn, mắm tép đặc sản miền Trung, trứng gà Hòa Bình,…”

Khi khách hàng lựa chọn mua tại các cửa hàng thực phẩm sạch đồng nghĩa với việc họ sẽ chi một số tiền đắt hơn gấp 2, 3 lần mua hàng ngoài chợ. Họ muốn nhận được những thực phẩm sạch thật sự, chất lượng thật sự chứ không phải chỉ sạch trên giấy tờ.


Kệ trưng bày rau củ quả cần lựa chọn thật kĩ vừa đảm bảo chắc chắn vừa phải sạch.

Bước 3: Sắp xếp cửa hàng, mua sắm các trang thiết bị

Sau khi đã nắm được nhu cầu của khách hàng mục tiêu, bạn hãy tiến hành thuê của hàng và trang trí cửa hàng cho thật bắt mắt, gần gũi. Hãy trang trí cửa hàng bằng những biển hiệu có gam màu xanh, hoặc nâu. Nếu có giấy chứng nhận của Bộ Y tế về thực phẩm sạch, an toàn, hãy treo nó ở chỗ trang trọng nhất. Một số lưu ý khi thuê cửa hàng: 
• Nên thuê cửa hàng có diện tích phù hợp với quy mô đầu tư. 
• Ưu tiên cửa hàng ở gần khu chung cư, dân sinh đông đúc, nơi người dân có mức thu nhập tốt. 
• Cửa hàng phải có chỗ để xe, giao thông thuận tiện. 
Một số đồ đạc bạn cần phải mua 
• Tủ đông: 1 chiếc, dùng để bảo quản thực phẩm như thịt cá.
• Tủ mát: Tủ dạng kính trưng bày, có hệ thống làm mát phía dưới, dùng để bảo quản rau, củ, hoa quả và thịt cá trong ngày.
• 2 kệ sắt siêu thị: 1 kệ to dùng để bày các loại rau, kệ nhỏ bày các loại đặc sản 3 miền như mắm tép, trứng, hành tỏi, miến, mì chũ, tương ớt,… 
• 10 rổ nhựa loại vuông: Dùng để bày hoa quả và những loại củ quả không cần phải bảo quản trong tủ mát, nơi khách có thể dễ dàng nhìn thấy nhất. 
• Máy tính: Máy tính có cài các phần mềm bán hàng để ở quầy thu ngân. 
• 1 quầy thu ngân, camera, điện thoại bàn,…

Bước 4: Tìm, đào tạo và quản lý nhân viên

Nhiều cửa hàng thực phẩm sạch mất khách vì nhân viên có thái độ hách dịch với khách hàng, cân thiếu, không am hiểu về hàng hóa để tư vấn cho khách,… Do đó bạn cần lưu ý những điểm sau khi tuyển nhân viên:

• Có thái độ ứng xử đúng mực, lịch sự với khách hàng. 
• Am hiểu về thực phẩm, nguồn gốc của các loại hàng hóa để tư vấn cho khách hàng. 
• Chăm chỉ, thật thà, nhanh nhẹn, tháo vát 
• Đào tạo nhân viên cách chăm sóc khách hàng như: cúi chào khách hàng khi họ đến và đi, tư vấn nhiệt tình, cân hàng chính xác,… 
• Truyền nhiệt huyết cho nhân viên về việc bán hàng thực phẩm sạch phải có tâm.

Bước 5: Vận hành cửa hàng 

- Xây dựng thương hiệu: Việc đặt tên cho cửa hàng và xây dựng thương hiệu cho cửa hàng thực phẩm sạch của bạn vô cùng quan trọng. Cửa hàng Rau Bác Tôm của ông chủ Trần Mạnh Chiến được khách hàng luôn nhớ đến vì cái tên vô cùng ý nghĩa và gần gũi. Rau Bác Tôm chọn gam màu nâu đất làm chủ đạo khi thiết kế và xây dựng thương hiệu, từ bảng hiệu, túi, phông nền trang web, đồng phục nhân viên,... Màu nâu đất biểu trưng cho đất, màu của sự gần gũi. 

- Lập trang web: Khi cửa hàng của bạn phát triển đừng quên lập một trang web giới thiệu về cửa hàng. Trang web đẹp, đầy đủ thông tin về cửa hàng, các loại thực phẩm, đối tác sẽ giúp thương hiệu của bạn có thêm uy tín và phát triển mạnh mẽ. 

- Lập Fanpage: Hãy lập một fanpage để bán hàng, vừa không tốn chi phí mà lại vô cùng hiệu quả. Những bà mẹ trẻ bận rộn, những nhân viên văn phòng công sở không có thời gian đi mua đồ ăn,… thường chọn cách mua đồ online. Hãy cập nhật thường xuyên hàng hóa lên fanpage để khách hàng có thể biết được. Lưu ý admin phải trả lời nhanh và khéo léo những đơn đặt hàng và khi có khách hàng phản hồi. 

- Kinh doanh nhượng quyền: Khi đã có thương hiệu tốt, bạn không thể quản lý được hết mọi việc, hãy nghĩ đến việc nhượng quyền. Nhưng phải đảm bảo họ làm đúng quy trình, đảm bảo nguồn hàng, tránh ảnh hưởng đến uy tín đến thương hiệu bạn đã mất công xây dựng.

- Chăm sóc khách hàng: Ngoài việc tư vấn nhiệt tình cho khách hàng, giao hàng nhanh, cân hàng chuẩn,… nhiều cửa hàng thực phẩm sạch thường xuyên tổ chức cho những khách hàng thân thiết đi tham quan vườn rau sạch, nơi cửa hàng thường nhập hàng. Việc này tăng sự gắn bó và giúp khách hàng tin yêu cửa hàng của bạn hơn.

Nguồn Sưu tầm

0 on: "Kinh nghiệm kinh doanh thực phẩm sạch"